10 Dấu hiệu nhận biết thiết bị của bạn đang bị hacker xâm nhập

10 Dấu hiệu nhận biết thiết bị của bạn đang bị hacker xâm nhập

Trong thời đại công nghệ phát triển, việc bảo vệ thông tin cá nhân trên thiết bị điện thoại và máy tính là điều cực kỳ quan trọng. Tấn công mạng có thể xảy ra bất cứ lúc nào và nhắm vào quá trình xác thực để xâm nhập vào tài khoản, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cả cá nhân lẫn doanh nghiệp. Dưới đây là 10 dấu hiệu nhận biết thiết bị của bạn đang bị hack và các biện pháp bảo vệ.

 

1. Cảnh báo đăng nhập 

Nếu bạn nhận được cảnh báo về hoạt động đăng nhập từ các thiết bị hoặc địa điểm không quen thuộc, đây có thể là dấu hiệu cho thấy ai đó đang cố gắng truy cập vào tài khoản của bạn. Hãy kiểm tra ngay và thay đổi mật khẩu để bảo vệ thông tin cá nhân.

 

2. Tin nhắn hoặc mã OTP không rõ nguồn gốc

Việc nhận được mã xác thực một lần (OTP) mà bạn không yêu cầu có thể là dấu hiệu tin tặc đang cố gắng xâm nhập vào tài khoản của bạn. Đừng chia sẻ mã này với bất kỳ ai và cân nhắc thay đổi mật khẩu ngay lập tức.

 

3. Thông báo từ các dịch vụ không sử dụng

Nhận được thông báo đăng nhập hoặc yêu cầu xác thực từ những tài khoản hoặc ứng dụng mà bạn không sử dụng có thể là dấu hiệu của một cuộc tấn công credential stuffing. Đây là khi tin tặc sử dụng thông tin đăng nhập đã bị rò rỉ để xâm nhập vào các tài khoản khác của bạn.

 

4. Cài đặt tự động thay đổi trên thiết bị

Nếu bạn phát hiện cài đặt bảo mật, như mật khẩu hoặc email, bị thay đổi mà bạn không hề thực hiện, thiết bị của bạn có thể đã bị xâm nhập. Kiểm tra và cập nhật lại các cài đặt bảo mật của mình.

 

5. Hoạt động bất thường trong thiết bị 

Xuất hiện các giao dịch lạ, tin nhắn không rõ nguồn gốc, hoặc ứng dụng mới được cài đặt mà bạn không biết đến là các dấu hiệu rõ ràng cho thấy tài khoản của bạn có thể đã bị chiếm quyền kiểm soát.

 

6. Thiết bị chạy chậm và hao pin nhanh chóng

Nếu thiết bị trở nên chậm, nóng bất thường, hoặc pin cạn nhanh, có thể phần mềm gián điệp hoặc phần mềm độc hại đang hoạt động ngầm trên thiết bị của bạn. Hãy quét virus để kiểm tra và xử lý ngay.

 

7. Cửa sổ ứng dụng hoặc quảng cáo lạ bất ngờ xuất hiện

Các cửa sổ quảng cáo hoặc cảnh báo kỳ lạ xuất hiện ngay cả khi bạn không truy cập vào trang web quảng cáo nào. Đây có thể là dấu hiệu của phần mềm độc hại hoặc phần mềm gián điệp trên thiết bị.

 

8. Trình duyệt web chuyển hướng đến các trang lạ

Khi tìm kiếm hoặc nhập URL mà bị chuyển hướng đến các trang web không mong muốn, rất có thể trình duyệt của bạn đã bị nhiễm mã độc hoặc bạn đang gặp phải tấn công man-in-the-middle.

 

9. Tải xuống ứng dụng và phần mềm không rõ nguồn gốc

Nếu phát hiện các ứng dụng hoặc phần mềm lạ mà bạn không hề cài đặt, hãy xóa chúng ngay lập tức. Những ứng dụng này có thể là phần mềm gián điệp, âm thầm thu thập dữ liệu nhạy cảm của bạn.

 

10. Không thể đăng nhập vào tài khoản

Khi bị khóa tài khoản mà bạn không thể khôi phục, đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy tài khoản của bạn đã bị chiếm đoạt. Hãy liên hệ với bộ phận hỗ trợ của dịch vụ để lấy lại quyền truy cập.

 

dau-hieu-nhan-biet-bi-hack-dien-thoai-may-tinh

 

Cách bảo vệ thiết bị trước các cuộc tấn công mạng

Khi hacker xâm nhập vào thiết bị và tấn công sẽ gây ra những hậu quả nặng nề về tài chính cũng như là danh tiếng của người dùng. Chúng có thể đánh cắp thông tin nhạy cảm như mật khẩu, thông tin thẻ ngân hàng, kiểm soát các giao dịch, hay chiếm quyền sử dụng tài khoản, thiết bị. 

Để bảo vệ thiết bị và tài khoản cá nhân, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Thay đổi mật khẩu định kỳ: Sử dụng mật khẩu mạnh và không trùng lặp cho từng tài khoản.

  • Kích hoạt xác thực đa yếu tố (MFA): Đây là lớp bảo mật bổ sung giúp bảo vệ tài khoản của bạn khỏi các cuộc tấn công. Các loại MFA phổ biến (OTP, sinh trắc học, khóa bảo mật vật lý, …).

  • Quét virus thường xuyên: Sử dụng phần mềm diệt virus uy tín để kiểm tra thiết bị và xóa bỏ phần mềm độc hại.

  • Tải ứng dụng từ nguồn đáng tin cậy: Tránh tải ứng dụng từ các nguồn không rõ ràng, hoặc từ các đường liên kết lạ trong Gmail để giảm thiểu nguy cơ nhiễm mã độc.

  • Sử dụng Khóa bảo mật YubiKey: Đây là một trong những phương pháp xác thực vật lý an toàn nhất hiện nay. Yubikey cung cấp lớp bảo vệ mạnh mẽ chống lại tấn công phishing, brute force, credential stuffing, … Yubikey đảm bảo rằng chỉ có bạn mới có thể truy cập vào tài khoản của mình dù bị đánh cắp mật khẩu. 

 

dau-hieu-nhan-biet-bi-hack-dien-thoai-may-tinh

 

Việc nhận biết và ngăn chặn các dấu hiệu tấn công mạng trên thiết bị là bước đầu quan trọng để bảo vệ thông tin cá nhân và tránh mất mát dữ liệu. Với 10 dấu hiệu trên, sẽ giúp bạn có thể dễ dàng phát hiện những bất thường trên thiết bị và hành động kịp thời. Hãy nâng cao ý thức và trang bị những kiến thức cũng như phương pháp bảo mật để bảo vệ bản thân và chia sẻ chúng cho những người xung quanh để phòng tránh trước những mối đe dọa tấn công mạng tinh vi.

 

HPT - Đối tác chính thức phân phối YubiKey tại Việt Nam

HPT tự hào là đối tác chính thức của Yubico tại Việt Nam, cung cấp các sản phẩm YubiKey chính hãng với giá ưu đãi và hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT, HPT đảm bảo mang đến giải pháp bảo mật tiên tiến nhất cho bạn.

 

 A group of usb drives

Description automatically generated

 

Liên hệ ngay để sở hữu YubiKey chính hãng

Đang xem: 10 Dấu hiệu nhận biết thiết bị của bạn đang bị hacker xâm nhập

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng